Thực Dưỡng Trường Sinh
- bentrungson
- 22 thg 4
- 7 phút đọc
Đã cập nhật: 24 thg 4
Khái niệm thực dưỡng (còn gọi là dưỡng sinh bằng ăn uống) là một phần quan trọng trong hệ thống y học cổ truyền, được xây dựng trên nguyên lý điều hòa âm dương, ngũ hành, và tạng phủ – nhằm duy trì sức khỏe, phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh tật thông qua ăn uống đúng cách.
Nhu cầu năng lượng dùng trong 1 ngày của người khoảng trên dưới 2000kcal. Tính ra công suất chỉ khoảng 100watt, tương đương 2 bóng đèn neon, ít hơn một cây quạt, bằng 1/3 máy sấy tóc. Mỗi ngày chúng ta chỉ cần ăn rất ít là đã đủ năng lượng cho nhu cầu cơ thể, phần dư thừa sẽ được chuyển thành mỡ trong máu hoặc thành các mô mỡ dự trữ trong cơ thể.
Nhờ sự phát triển trong ngành sinh học và nông nghiệp, chúng ta có thể nahnh chóng tạo ra các giống cây trồng và vật nuôi phát triển rất nhanh và với năng suất cao. Nhiều nơi trên thế giới trở nên dư thừa thực phẩm giàu năng lượng nhưng nghèo các vitamin và khoáng chất. Việc ăn uống nhiều và liên tục trong thời gian dài các thực phẩm nghèo dưỡng chất đã tạo ra nhiều loại bệnh tật.
Vấn đề lớn của thế giới hiện tại là mọi người bị lệ thuộc vào đường và tinh bột. Cơ thể đã quen dùng đường và tinh bột và luôn được cung cấp dư thừa qua ăn uống, do đó cơ chế sử dụng năng lượng bằng chuyển hoá mỡ lâu ngày không được kích hoạt sẽ dần thoái hoá. Khi đường huyết xuống thấp, thay vì phải chuyển sang cơ chế đốt mỡ nhưng cơ thể rất khó khăn để khởi động hệ thống chuyển hoá mỡ đã lâu ngày không được sử dụng. Kết quả là hệ thống này không thể tạo ra lượng keton (là loại năng lượng thay thể cho glucose) đáp ứng nhu cầu. Mặc dù trong cơ thể dư thừa rất nhiều mỡ dự trữ nhưng vẫn nhất thời thiếu hụt năng lượng. Do vậy cơ thể sẽ ồ ạt tiết ra hormone kêu đói Ghrelin, tạo ra cảm giác đau của một cơn đói dữ dội, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng nạp thêm đường và tinh bột.
Việc cai glucose (tức đường + tinh bột) cũng khó khăn gần như việc cai thuốc lá hay cai ma tuý và phương pháp thực dưỡng chính là cách giúp cơ thể thoát khỏi sự lệ thuộc vào glucose.

1. Khái niệm “thực dưỡng” theo Đông y là gì?
Thực = ăn uống
dưỡng = nuôi dưỡng cơ thể.
Thực dưỡng nghĩa là:
Ăn uống đúng theo quy luật tự nhiên và thể trạng cá nhân để dưỡng sinh, cân bằng cơ thể và phòng tránh bệnh tật và trường thọ.
Khác với cách ăn để “no” hay “ngon”, thực dưỡng tập trung vào việc ăn sao cho phù hợp với cơ địa, thời tiết, mùa vụ và trạng thái âm dương của từng người.
Thực dưỡng là phương pháp ăn uống dựa trên nguyên lý âm dương – ngũ hành trong Đông y, và đang ngày càng được công nhận bởi y học hiện đại vì mang lại nhiều lợi ích sâu sắc cho sức khỏe. Dưới đây là tổng hợp lợi ích từ cả hai góc nhìn: Đông Y và Y học hiện đại.
a. Lợi ích của thực dưỡng giải thích theo Đông y
Điều hòa tạng phủ
Gạo lứt, đậu, rau củ ngọt ấm nuôi Tỳ – Vị (tiêu hóa), làm khỏe Can – Thận
Bổ khí huyết, sinh tân dịch
Ăn ít đạm động vật, nhiều ngũ cốc giúp sinh khí, không sinh đàm thấp
Cân bằng âm dương
Chọn thực phẩm đúng mùa, đúng tính (ấm – mát) để điều hòa cơ thể
Thanh nhiệt, giải độc, tán hàn
Gạo lứt, rong biển, rau củ vị ngọt – đắng nhẹ giúp giải độc gan – mật
Làm mạnh “chính khí” để kháng tà khí
Khi khí huyết sung mãn, tà (bệnh tật) không xâm nhập được
b. Lợi ích của thực dưỡng giải thích dựa trên kiến thức khoa học
Ổn định đường huyết & insulin
Thực phẩm ít đường nhanh, giàu xơ (gạo lứt, đậu…) giúp hấp thu chậm, không làm tăng vọt đường huyết
Chống viêm mạn tính
Hạn chế thịt đỏ, sữa, đồ chế biến sẵn – giảm yếu tố gây viêm
Nuôi lợi khuẩn đường ruột
Gạo lứt, đậu, rau củ lên men (miso, tương) giàu prebiotic – tăng hệ miễn dịch
Giảm mỡ máu, huyết áp
Chế độ ít muối, ít chất béo bão hòa, tăng kali từ rau củ hỗ trợ tim mạch
Giảm nguy cơ bệnh nền, ung thư, sa sút trí tuệ
Thực dưỡng giàu chất chống oxy hóa (polyphenol từ mè đen, hạt, rau) bảo vệ tế bào
Có khả năng mạnh mẽ chống lại ung thư và bệnh nền mãn tính
Thực dưỡng Đông Y và Ozsawa làm tăng bicarbonate nội sinh chống lại tác nhân gây bệnh
Tăng cơ chế sản xuất ketone, là năng lượng thay thế, giúp thoát sự lệ thuộc vào glucose
Thiết kế chế độ ăn đúng ít glucose (low-carb nhẹ), giúp não sử dụng ketone – tốt cho tiểu đường, Alzheimer và nhiều chứng bệnh khác
Tổng hợp các lợi ích chung:
• Điều hòa chuyển hóa – tự điều chỉnh thể trạng để luôn khỏe mạnh
• Phù hợp với thể bệnh hàn – nhiệt – hư – thực trong Đông y tránh được bệnh tật
• Làm nền tảng để phục hồi các bệnh mạn tính: tiểu đường, cao huyết áp, viêm đại tràng, thoái hóa khớp, Alzheimer, và các bệnh do suy nhược…
2. Các nguyên lý chính trong Thực Dưỡng Trường Sinh
a. Cân bằng âm – dương
• Thực phẩm âm: mát, lạnh, mềm, trơn, như rau sống, trái cây nhiệt đới, nước lạnh…
• Thực phẩm dương: ấm, nóng, cứng, khô như thịt, cá, rượu, gừng, tỏi…
• Người âm hư thì tránh đồ mát, tăng thực phẩm ấm
• Người dương thịnh thì tránh đồ cay nóng, ăn thanh đạm
b. Theo ngũ hành – tạng phủ
• Mỗi loại thực phẩm gắn với 1 hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) và liên quan tới tạng phủ:
• Hành Mộc – Can – chua
• Hành Hỏa – Tâm – đắng
• Hành Thổ – Tỳ – ngọt
• Hành Kim – Phế – cay
• Hành Thủy – Thận – mặn
• Ăn uống giúp điều hòa, bổ dưỡng hoặc làm mát từng tạng phủ khi cần.
c. Ăn theo mùa – theo thời tiết
• Mùa hè: ăn mát, thanh nhiệt (đậu xanh, rau má…)
• Mùa đông: ăn ấm, bổ thận (gừng, thịt dê, quế…)
• Mùa thu: bổ phổi, tăng ẩm (lê, hạt sen…)
• Mùa xuân: tăng thanh lọc gan (rau đắng, củ cải…)
d. Ăn đúng với thể trạng người bệnh (hư – thực, nhiệt – hàn)
• Người hư yếu (thiếu khí, thiếu máu): ăn thực phẩm bổ khí huyết như gà ác, hoàng kỳ, táo tàu, hạt sen…
• Người có biểu hiện nóng (bốc hỏa, mất ngủ, cao huyết áp): dùng thực phẩm thanh nhiệt như rau diếp cá, đậu xanh, củ năng…
3. Mục tiêu của thực dưỡng
• Giữ cân bằng âm dương – khí huyết – tạng phủ
• Phòng bệnh từ gốc, giúp cơ thể tự điều chỉnh, tự chữa lành
• Hỗ trợ điều trị bệnh cấp tính và mạn tính: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn tiêu hoá, lo âu, mất ngủ…
4. Mối liên hệ với thực dưỡng hiện đại (macrobiotic)
• Thực dưỡng theo trường phái hiện đại của George Ohsawa (Nhật) thực ra có nguồn gốc từ Đông y và triết lý âm dương.
• Nhấn mạnh ăn ngũ cốc nguyên hạt, rau củ theo mùa, hạn chế thịt, đường, sữa…
• Là sự giao thoa giữa triết lý Đông phương và cách tổ chức khoa học của phương Tây, giúp các giá trị của Y học cổ truyền phương Đông lan rộng ra thế giới.
Tóm lại, Thực dưỡng theo Đông y không chỉ là ăn kiêng, mà là cách ăn để điều hòa và nuôi dưỡng cả thân – tâm – khí – huyết – tạng phủ.
Nó đòi hỏi người thực hành phải hiểu rõ thể trạng bản thân, thời tiết, môi trường sống và cả nhịp sinh học.
5.Các Lợi ích và tiềm năng của Liệu pháp Thực Dưỡng Trường Sinh
Liệu pháp thực dưỡng, với cội nguồn từ triết lý Âm Dương – Ngũ Hành trong Đông phương y đạo, là một phương pháp dưỡng sinh và trị bệnh mang tính trường cửu, được hun đúc qua hàng ngàn năm kinh nghiệm hành y và tu dưỡng. Thực dưỡng không chỉ là chế độ ẩm thực thuần tự nhiên, mà còn là Đạo Sinh Mệnh, lấy việc điều hòa khí huyết, quân bình tạng phủ làm gốc, nhằm khơi mở cơ năng tự phục hồi của cơ thể, gọi là “nội trị liệu”.
Từ nguyên lý “thực dĩ dưỡng hình, khí dĩ dưỡng thần” (tạm dịch: Thực phẩm nuôi dưỡng hình thể, khí huyết nuôi dưỡng tinh thần), thực dưỡng chú trọng sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, rau củ theo mùa, thực vật bản địa, giảm thiểu thực phẩm chế biến, các hóa chất bảo quản, chất điều vị và chất độc hại. Nhờ đó, thực dưỡng giúp thanh lọc huyết dịch, kiện tỳ ích vị, điều hòa nội tiết, tiêu viêm trừ thấp – những yếu tố căn bản trong y học cổ truyền để phòng trị bệnh nan y như tiểu đường, ung thư, tim mạch,... Đồng thời, việc ăn trong chánh niệm, thuận theo thiên nhiên và kết hợp với tĩnh dưỡng, thiền định, còn giúp an thần định trí, dưỡng tâm thanh tịnh – yếu tố thiết yếu cho dưỡng sinh và trường thọ.
Tóm lại, thực dưỡng là con đường dưỡng sinh toàn diện, kết hợp tinh hoa của y lý và đạo học phương Đông. Trong thời đại vật chất thịnh hành ngày nay, con người càng cần phải quay về với phương pháp “dĩ thực vi dược” (dùng thực phẩm như là thuốc) để bảo tồn nguyên khí, nuôi dưỡng chân mệnh, và đạt đến thọ khang an lạc.
Kommentarer